Quả cọ ở Phú Thọ trông như thế nào

Quả này gọi là quả cọ. Ai chưa biết quả cọ này thì vào xem ảnh là biết nhé. Quả cọ thì đương nhiên là từ cây cọ mà ra rồi. Chủ yếu ở trung du miền núi phía Bắc

Quả cọ trông như thế nào

Quả này ăn được nhé. Luộc lên hoặc kho cá. Ăn có vị bùi ngậy, rất dễ ăn

Cọ om là món ngon độc đáo của Việt Nam. Trái cọ dùng để om phải là cọ già thì mới ngon. Cọ càng già thì vị càng ngậy, càng béo và bùi. Cọ mang về đem xóc với những cật nứa sắc để cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài. Sau đó đem cọ thả vào nồi nước sôi lăn tăn, để một lúc là cọ sẽ chín mềm. Om cọ cũng là một nghệ thuật. Người ta không om cọ khi nước sôi sùng sục, vì như thế quả cọ sẽ vì nhiệt độ quá nóng mà teo đi, quắt lại, ăn cứng và chát. Cọ cũng không thể om quá lâu, khi mặt nước nổi những váng màu vàng, cọ từ màu xanh sậm chuyển sang màu vàng là được.

Cọ chín vớt ra, để nguội là ăn được. Cọ ỏm mềm, phía ngoài đen bóng, ở trong vàng ươm như mật ong, cùi dày và thơm. Khi cho vào miệng, mùi thơm lạ, hơi ngái, vị ngậy, bùi, ngọt hấp dẫn. Chấm thêm chút nước mắm hoặc muối vừng, cọ càng dậy lên vị thơm bùi.

Xôi cọ: Xôi cọ cũng làm từ cọ ỏm, nhưng sau khi cọ ỏm chín, dùng ngón tay tách nhẹ nhàng từng phần thịt vàng óng của cọ. Thịt cọ ấy đem trộn đều với gạo nếp hương, xóc chút muối rồi cho vào chõ xôi, đun nhỏ lửa, đồ chín. Khi xôi chín, trộn thêm hành mỡ đã phi thơm vào khiến cho món xôi cọ càng hấp dẫn. Xôi cọ chấm với muối vừng, đưa nhẹ vào lưỡi cũng đủ thấy rất ngon.

Bánh dầy “xứ cọ”: Cọ nếp sau khi om sẽ trổ màu vàng đẹp mắt, ăn mềm và dẻo. Ở nhiều vùng, loại cọ nếp này có thể được dùng để làm bánh dầy. Cọ nếp sau khi om vàng rượi được bóc ra, đem giã dập sẽ là nguyên liệu độc đáo cho món bánh dầy của “xứ cọ”.

Dưa cọ: Quả cọ ngoài làm ỏm thì còn có thể làm dưa. Khi đến mùa cọ các bà các chị còn chọn những quả cùi dày, béo rồi mang cạo sạch vỏ đem làm dưa. Dưa cọ có vị mặn của muối, vị ngậy béo bùi bùi của cọ, có thể ăn cùng với cơm hoặc ăn chơi đều rất ngon.


Tags: là quả gì không biết quả lạ biển 19 trung du ngã ba sông